Đông Âu gồm những nước nào? Đông Âu có phát triển không? Các đất nước Đông Âu có đặc điểm gì nổi bật? Bài viết sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất về các quốc gia trong khu vực này.
Đông Âu gồm những nước nào? Đông Âu có phát triển không? Các đất nước Đông Âu có đặc điểm gì nổi bật? Bài viết sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất về các quốc gia trong khu vực này.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Dù nhiều nước thành viên đã được hưởng lợi từ sự gia nhập này, song nhiều nhà bình luận chính trị châu Âu cho rằng, các quốc gia Đông Âu vẫn chưa hội nhập một cách đầy đủ vào EU.
Ngày 1/5/2004 được coi là ngày quan trọng trong lịch sử của Liên minh châu Âu (EU), khi diễn ra đợt mở rộng chưa từng có của liên minh này với sự gia nhập của 10 thành viên mới, chủ yếu là các nước Đông Âu: Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Slovenia, Cộng hòa Cyprus và Malta.
Dù nhiều nước thành viên đã được hưởng lợi từ sự gia nhập này, song nhiều nhà bình luận chính trị châu Âu cho rằng, các quốc gia Đông Âu vẫn chưa hội nhập một cách đầy đủ vào EU.
Nhật báo Hungary Népszava đã nêu ra những sai lầm mà nước này hay nước kia gặp phải khi mở rộng EU sang phía Đông. Trong bài báo có nhan đề “Tất cả mọi người đã muốn đi quá nhanh,” nhà báo Robert Friss viết: “Đó là sai lầm của phương Tây, có lẽ đã hấp tấp khi mời gọi các quốc gia hậu Xô viết gia nhập EU. Đó cũng là sai lầm của giới tinh hoa Hungary khi đã nuôi quá nhiều kỳ vọng vào việc này.
[Bộ trưởng Quốc phòng Trung và Đông Âu thảo luận vấn đề phòng thủ chung]
Đó là sai lầm của dân tộc Hungary khi đã quá mong chờ một sự thích ứng quá nhanh, đặc biệt là đối với mức sống của phương Tây. Không một ai đưa ra một biện pháp thực sự giúp các quốc gia Trung và Đông Âu khắc phục nhanh chóng những khó khăn do lịch sử để lại.”
Nhật báo của Cộng hòa Séc Hospodářské noviny đã tỏ ra tiếc nuối vì sự thiếu tầm nhìn chính trị của người dân nước này. Trong bài báo nhan đề “Người Séc còn quá nhiều điều phải học,” nhà báo Martin Ehl viết : “Đa số người Séc còn thiển cận và chỉ quan tâm tới điều có thể mang lại cho họ lợi ích ngay lập tức. Vào đầu những năm 1990, đó là việc mở cửa biên giới, thị trường tự do và thực hiện dân chủ. Kể từ khi thế giới trở nên phức tạp hơn, người ta đi tìm một lãnh đạo hứa hẹn với họ thực hiện tất cả các giải pháp… Người Séc cũng như các dân tộc khác (ở các nước Đông Âu) cần phải học tham gia vào chính trị và dân chủ của phương Tây, vì tương lai, sự phát triển và tự do của chính họ. Những năm qua chưa đủ để họ đạt được điều này.”
Nhật báo của Áo Der Standard cho rằng việc EU đón nhận 10 quốc gia Trung và Đông Âu là một quyết định dũng cảm.
Trong bài viết nhan đề “Bằng chứng của một tầm nhìn về địa chính trị dài hạn,” nhà báo Gerald Schubert nhận định: “Nếu năm 2004, châu Âu thiếu dũng cảm bỏ lỡ cơ hội mở rộng EU, thì nay khối này có lẽ đã phải chuốc lấy nguy cơ về một sự chia rẽ thường trực. Điều này có thể làm xuất hiện một ‘tấm rèm sắt’ hoặc một cuộc xung đột dữ dội. Việc mở rộng EU cách đây 15 năm đã giúp chúng ta tránh được kịch bản tồi tệ này.”
Báo 15min của Lithuania kêu gọi một chính sách của EU hỗ trợ công dân của các nước Trung và Đông Âu đang sinh sống tại Tây Âu trở về quê hương. Trong bài viết có nhan đề “Tây Âu cần ‘trả lại’ cho các nước Đông và Trung Âu các công dân đã bỏ xứ ra đi,” nhà báo Ruslanas Iržikevičius bình luận: “Những người Đông Âu đã nếm trải cuộc sống tại Tây Âu, có thể thúc đẩy những thay đổi tại các quốc gia thành viên mới của EU này….
Sự ‘di trú ngược’ này chỉ có thể diễn ra nếu người Tây Âu hiểu rằng người Đông Âu đã mang lại cho Tây Âu một sự cất cánh về kinh tế, thì từ nay họ sẽ trở nên cần thiết tại đất nước của mình…
Các nước Trung và Đông Âu sẽ có những thành phố và làng mạc đẹp đẽ nhờ vào sự phát triển về cơ sở hạ tầng thông qua nguồn vốn của EU”./.