Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành tour
Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành tour
Sáng: 07:00 Quý khách tập trung tại điểm hẹn số 01 phố Trung Hòa, xe và HDV Kim Lien Travel đưa Quý khách khởi hành đi Bắc Ninh thăm quan:
Chùa Dâu: in đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc của nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê - Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Nơi đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam.
Trưa: Quý khách dùng bữa tại nhà hàng với những món đặc sản Kinh Bắc.
Chiều: Quý khách tiếp tục hành trình về đền Đô, Ngôi đền thờ 8 bậc đế vương triều Lý - triều đại gắn liền với sự kiện dời đô năm 1010 của vua Lý Công Uẩn. Bên trong khu Đền Đô còn có bức cuốn thư “Chiếu dời đô” với chiều cao 3,5 m, rộng hơn 8 m, được ghép lại từ 214 chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng. Đây được coi là bức chiếu thư bằng gốm Bát Tràng lớn nhất Việt Nam.
Sau khi kết thúc hành trình vãn cảnh tại đền Đô, Quý khách khởi hành về Hà Nội, kết thúc chương trình, kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách.
Chùa Dâu - Chùa Bút Tháp (4km - 8')
Chùa Bút Tháp - Đền Đô (25km - 40')
Lưu ý: Kim Lien Travel được phép điều chỉnh lịch trình theo giờ đi/đến thực tế của phương tiện vận chuyển, tình hình thời tiết, tình trạng giao thông tại địa phương. Tuy nhiên, toàn bộ chương trình là không đổi ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có sự đồng ý của Quý khách.
(BNP) - Trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, Tết Nguyên đán là lễ tết quan trọng nhất của người Việt, đây là dịp để mọi người hướng về nguồn cội, đoàn tụ sum vầy, nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm làm việc vất vả. Tết cũng là cơ hội để lắng tụ, kết tinh, lưu giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngàn đời mà cha ông đã truyền lại. Một trong những nét đẹp văn hóa rất đáng quý của người Việt đó là đi lễ chùa vào dịp đầu năm mới.
Những ngày đầu Xuân năm mới, các chị em lại xúng xính áo dài nô nức đi lễ chúa, xin lộc đầu năm.
Lễ chùa đầu năm từ bao đời nay đã trở thành phong tục tập quán đẹp của người Việt Nam. Hàng năm, những ngày đầu xuân, người người nhà nhà sắm sửa lễ lạt mang lên chùa với mong ước một năm được thuận buồm xuôi gió, gia đạo an khang, hòa thuận. Đa số người Việt Nam theo Đạo Phật. Thành tâm cầu nguyện mong được ban phước lành.
Ngay sau giờ phút đón giao thừa, thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, rất nhiều gia đình tổ chức đến chùa thắp hương đầu năm mới để cầu an, cầu tài, cầu lộc. Lúc này, khung cảnh tĩnh mịch, thanh đạm của các ngôi chùa, sân đình bỗng trở nên đông đúc, chùa rực sáng ánh đèn, nến, vào sâu bên trong, hương khói nghi ngút tỏa ra từ các ban thờ.
Đến với chốn tâm linh, người dân thường cầu mong một năm mới bình an, mạnh khoẻ và đất nước hưng thịnh, thái bình.
Bất cứ ở đâu, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, đơn sơ hoặc khang trang, bề thế từ nơi thôn quê đến chốn thị thành. Hình ảnh mái chùa có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm thức của người Việt. Việc lễ chùa đầu năm là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đã có từ lâu đời của người Việt, giúp cho con người biết hướng thiện, bao dung, độ lượng hơn; có cảm giác như mình được che chở, bảo vệ khi trao gửi lòng thành và sự khẩn cầu vào đức Phật...
Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, gác lại phía sau mọi lo toan của cuộc sống mưu sinh. Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình; người đi tìm cảm được thư thái, an yên và hướng đến khát vọng một năm mới an lành, bình yên, tốt đẹp.
Tục lễ chùa đầu năm vẫn luôn được người dân đất Việt lưu giữ từ bao đời nay.
Người dân Việt Nam đi chùa còn để xin chữ đầu năm hay những câu đối có ý nghĩa để đem về nhà treo ở nơi trang trọng nhất, cầu nguyện thành đạt cho cuộc sống và học hành thi cử cho con cái. Đặc biệt, tiếng chuông chùa ngân vang giữa đất trời, khói nhang quyện tỏa, màu sắc đèn hoa và những nụ cười nơi cửa Phật... tất cả đã tạo nên không khí yên bình, tâm hồn thanh tịnh.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh nhưng nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm vẫn luôn được người dân lưu giữ từ bao đời nay. Những giáo lý tốt đẹp của đạo Phật đã hòa quyện vào đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Đây là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và bình an, là việc làm ý nghĩa không thể thiếu để hướng con người tới giá trị chân - thiện - mỹ.
Hành trình: ĐÌNH BẢNG - ĐỀN ĐÔ - CHÙA DÂU - CHÙA BÚT THÁP