Xác định vi mạch là một lĩnh vực quan trọng, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư và phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn nhằm đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu. Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ ngành xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành này ở Việt Nam. Đặc biệt là xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn đến năm 2030.
Xác định vi mạch là một lĩnh vực quan trọng, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư và phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn nhằm đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu. Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ ngành xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành này ở Việt Nam. Đặc biệt là xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn đến năm 2030.
Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến tuyển sinh khoá đầu tiên chương trình đào tạo chuyên sâu về Thiết kế Vi mạch vào năm 2024 nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.
Hiện nay, Đại học Công nghiệp Hà Nội có quy mô gần 35.000 sinh viên, trong đó có 12.000 sinh viên thuộc các chuyên ngành liên quan đến điện, điện tử viễn thông, kỹ thuật máy tính, công nghệ thông tin. Nhà trường cũng đã giảng dạy một số môn học liên quan đến ngành thiết kế vi mạch.
Tuy nhiên từ năm 2024, HaUI mới bắt đầu tuyển sinh và đào tạo chuyên sâu về Thiết kế Vi mạch đối với cử nhân đã tốt nghiệp các ngành như điện, điện tử viễn thông, kỹ thuật máy tính,… Thời gian đào tạo kéo dài từ 01 năm đến 1,5 năm, được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng kỹ sư.
TS.Kiều Xuân Thực – Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội chào mừng đoàn công tác tới thăm và làm việc tại Trường
Để đảm bảo chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nền công nghiệp vi mạch bán dẫn của Việt Nam và trên toàn thế giới, TS.Kiều Xuân Thực – Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ, Nhà trường phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn phù hợp với nhu cầu của thực tiễn. Ngoài chương trình đào tạo sát với thực tế, Nhà trường đang tiến hành đầu tư trang thiết bị với hệ thống máy tính cài đặt bộ công cụ thiết kế vi mạch hiện đại phục vụ hiệu quả cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.
Với những kết quả tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa hai bên, TS.Kiều Xuân Thực hy vọng, trong thời gian tới, Siemens sẽ hỗ trợ nhà trường nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên; cung cấp các phần mềm thiết kế góp phần tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quá trình học tập.
Bà Nina Lin - Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đài Loan và Asean của Công ty Siemens Electronic Design Automation phát biểu tại buổi làm việc
Bà Nina Lin - Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đài Loan và Asean của Công ty Siemens Electronic Design Automation cho biết, 50 “ông lớn” về công nghệ trên thế giới đang sử dụng công nghệ của Siemens. Hiện nay, công ty đã có các công nghệ thiết kế chip tiên tiến nhất, với mức độ phức tạp cao. Siemens sẽ luôn đồng hành cùng Đại học Công nghiệp Hà Nội trên tiến trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng IC Design Lab,… góp phần phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ của buổi làm việc, Đoàn công tác đã đi tham quan Khoa Điện tử và Nhà máy thông minh của Nhà trường.
Một số hình ảnh tại buổi làm việc: