Trước tiên cần hiểu rõ kỹ năng chuyên môn là gì ? Kỹ năng chuyên môn là các kỹ năng mang tính học thuật, chuyên sâu của các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Kỹ năng chuyên môn được sử dụng trong công việc thực tế, kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Trước tiên cần hiểu rõ kỹ năng chuyên môn là gì ? Kỹ năng chuyên môn là các kỹ năng mang tính học thuật, chuyên sâu của các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Kỹ năng chuyên môn được sử dụng trong công việc thực tế, kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Sau khi trau dồi cho bản thân những kỹ năng chuyên môn cần thiết thì viết những thông tin đó vào CV như thế nào để thu hút nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu vị trí và cách trình bày kỹ năng chuyên môn trong CV:
Việc tốt nghiệp đúng chuyên ngành sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình ứng tuyển vị trí ngành nhà hàng khách sạn bởi trong quá trình học, bạn có được cung cấp các kiến thức chuyên môn cần có. Với cách viết trình độ học vấn trong CV thì bạn cần ghi tên trường, thời gian theo học, tình trạng và loại bằng tốt nghiệp.
Hãy khéo léo trình bày các kỹ năng chuyên môn trong cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV. Ngoài các thông tin về nơi làm việc, thời gian công tác, vị trí công tác, bạn cần nêu ra các công việc chính và thành tích đạt được trong quá trình làm việc. Khéo léo lồng ghép các kỹ năng chuyên môn sẽ giúp bạn ghi điểm mà không bị xem như “khoe” một cách phản cảm.
Tại mục kỹ năng thường ghi những kỹ năng mềm như kỹ năng ngoại ngữ trong CV,… mặc dù không phải kỹ năng chuyên môn, những kỹ năng mềm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng khi làm việc trong ngành nhà hàng khách sạn.
Bạn cần cung cấp các khoá học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình tại đây để khẳng định nhiệt huyết và sự nghiêm túc với công việc của bản thân.
Trên đây là những thông tin về kỹ năng chuyên môn trong ngành nhà hàng khách sạn. Vieclam123.vn hy vọng đã giúp bạn giải đáp phần nào những thắc mắc về kỹ năng chuyên môn của ngành nghề này. Chúc bạn thành công!
Front Office Là Gì? Lộ Trình Thăng Tiến Khối Tiền Sảnh Khách Sạn
Front office (FO) là khối Tiền sảnh trong khách sạn, resort… chịu nhiệm vụ đón tiếp và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình lưu trú tại khách sạn với các công việc chính như gặp gỡ, liên hệ khách hàng, làm thủ tục lưu trú, giải đáp, phản hồi thắc mắc…
Ngành nhà hàng khách sạn có vô cùng nhiều các vị trí khác nhau, mỗi vị trí lại đòi hỏi những kỹ năng và chuyên môn riêng biệt. Hãy cùng tìm hiểu những kỹ năng chuyên môn của một số vị trí nổi bật trong ngành nhà hàng khách sạn nhé!
Nhân viên buồng phòng là người trực tiếp chuẩn bị phòng ở cho khách hàng, đồng thời giải đáp các thắc mắc và yêu cầu của khách. Vì thế, nhân viên buồng phòng cần trang bị kỹ năng chuyên môn trong ngành nhà hàng khách sạn như chào hỏi, cách ăn nói với khách hàng, cách giải đáp thắc mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh,…
Một nhân viên buồng phòng cần thực hiện việc dọn dẹp, kiểm tra, bổ sung đồ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt trong quá trình check in, check out, việc nhân viên buồng phòng chậm trễ sẽ khiến khách hàng không hài lòng.
Sự chậm trễ của nhân viên buồng phòng còn gây ảnh hưởng tới tiến độ công việc, đặc biệt là trong thời điểm đông khách như lễ Tết, hè, các dịp nghỉ lễ,…
Lễ tân được xem như là “bộ mặt” của nhà hàng khách sạn bởi bạn là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Một số kỹ năng chuyên môn nhân viên lễ tân cần có như:
Vì là “bộ mặt” của nhà hàng khách sạn, nhân viên lễ tân cần trang bị cho mình một ngoại hình lịch sự, thân thiện, chuyên nghiệp. Một nhân viên lễ tân luôn cần một nụ người thân thiện, trang phục gọn gàng, tác phong nhanh nhẹn và sự duyên dáng. Chính vì thế, đẹp không chỉ là một yếu tố, đẹp còn là một kỹ năng phải có.
Nhân viên lễ tân phải là người am tường nhất về thông tin và hoạt động của khách sạn. Bên cạnh đó, những nội quy, quy chế của khách sạn, của bộ phận lễ tân và các bộ phận khác cũng cần hiểu và nắm rõ.
Các vấn đề về pháp lý của khách sạn, ngành du lịch, ngành nhà hàng khách sạn; các kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quảng bá du lịch,…; thông tin về dịch vụ khách sạn, khai báo tạm trú,… nhân viên lễ tân đều cần nắm rõ để có thể giải đáp cho khách hàng.
- Bên cạnh đó, trong mẫu CV xin việc lễ tân cần có một số chứng chỉ nghiệp vụ như: Nghiệp vụ lễ tân; Nghiệp vụ thanh toán tiền tệ; Tâm lý du khách; Nghệ thuật giao tiếp trong du lịch; Chứng chỉ ngoại ngữ; Chứng chỉ tin học;…
Đây là một trong các kỹ năng mềm trong CV cơ bản của một nhân viên phục vụ đó chính là kỹ năng giao tiếp. Bởi, bạn là người trực tiếp giao tiếp với khách hàng. Khi khách hàng bước vào, bạn cần mìm cười, giới thiệu và tư vấn món ăn. Cách nhân viên phục vụ giao tiếp quyết định phần lớn sự hài lòng của khách hàng.
Một nhân viên phục vụ chuyên nghiệp cần nắm vững kỹ năng quan sát khách hàng. Khi nào cần phục vụ món tiếp theo, khi nào cần châm rượu, khi nào cần thanh toán,… bạn cần khéo léo quan sát để khách hàng không cảm thấy nặng nề hay không thoải mái.
Nhân viên phục vụ nhà hàng được đào tạo bài bản về các giao thức trong phục vụ món ăn, đặc biệt là các nhà hàng lớn. Ví dụ như cách bưng khay, cách sử dụng phù hợp các dụng cụ ăn uống,…
Tham khảo thêm: Bí quyết giúp cho CV xin việc quản lý nhà hàng của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn