Ngoài tờ khai theo mẫu quy định do gia đình khai, thì cha mẹ cũng cần kí vào tờ khai. Ngoài ra, cần phải có bản sao giấy khai sinh để đảm bảo thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ sơ sinh được đầy đủ.
Ngoài tờ khai theo mẫu quy định do gia đình khai, thì cha mẹ cũng cần kí vào tờ khai. Ngoài ra, cần phải có bản sao giấy khai sinh để đảm bảo thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ sơ sinh được đầy đủ.
Tuy nhiên, mức giá này sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu thời gian của bạn. Để nhận bảng báo giá dịch vụ làm hộ chiếu nhanh, vui lòng gọi đến Hotline: 0833 919 347 của visa Thiên Hà để nhận báo giá chính xác nhất nhé.
Với những thông tin bổ ích được chia sẻ ở trên, visa Thiên Hà hy vọng bạn đã nắm rõ các thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ sơ sinh để những chuyến đi của gia đình được trọn vẹn.
Chúc ba mẹ sớm nhận hộ chiếu cho con mình để kịp chuyến đi ở thời gian sắp tới.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo link hữu ích về dịch vụ làm hộ chiếu tại TPHCM:
Visa Thiên Hà | Cùng bạn đi khắp thế gian
Với kinh nghiệm hơn 10 năm tư vấn về dịch vụ visa, hộ chiếu v.v… đã hỗ trợ hơn 5000 khách hàng
Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch kém và rất dễ mắc bệnh. Việc trẻ sơ sinh được cấp bảo hiểm y tế miễn phí từ khi sinh ra sẽ giúp giảm áp lực kinh tế chi cho việc khám chữa bệnh của rất nhiều cho gia đình.
Cùng xem chi tiết thủ tục đăng ký cấp và mức hưởng BHYT cho trẻ sơ sinh trong bài sau!
Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh thuộc nhóm phúc lợi do ngân sách Nhà nước đóng. Theo Thông tư 30/2020/TT-BYT, hướng dẫn tại Nghị định 146/2018 về Bảo hiểm y tế, từ ngày 01/03/2021 trẻ sơ sinh sẽ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí ngay khi vừa sinh ra. Đồng thời, trẻ sẽ được cấp BHYT miễn phí cho đến khi được 6 tuổi và được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh do BHYT đóng khi thăm khám đúng tuyến.
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, trẻ em dưới 6 tuổi đi khám bệnh sẽ được hưởng BHYT như sau:
Trẻ được khám, chữa bệnh tại đúng nơi đã đăng ký trên bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh được liệt vào mức đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Căn cứ Điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật.
Trường hợp tự đưa trẻ em dưới 6 tuổi đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế quy định thanh toán như sau:
Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú.
Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (trước đây là 60%), có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, từ ngày 01/01/2016.
Theo như quy định trên, khi trẻ em dưới 6 tuổi khám, chữa bệnh trái tuyến tỉnh và trung ương sẽ chỉ được quỹ BHYT chi trả chi phí khi bệnh nhân điều trị nội trú. Bệnh nhân điều trị ngoại trú tuyến tỉnh và trung ương phải tự chi trả toàn bộ chi phí y tế và quỹ BHYT không hỗ trợ trường hợp này.
3.Thủ tục cấp thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh
Căn cứ Điều 6 và Điều 7, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT năm 2015 quy định như sau:
Hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi gồm các giấy tờ:
1. Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu).
2. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu không có giấy chứng sinh thì có thể thay thế bằng các văn bản khác như:
Văn bản xác nhận của người làm chứng nếu trẻ sinh ra ở ngoài cơ sở y tế, không có người làm chứng thì có giấy cam đoan về việc sinh là có thật.
Biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh nếu trẻ em bị bỏ rơi,...
3. Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế.
Người nộp hồ sơ có thể đến UBND cấp xã để nhận kết quả liên thông hoặc nếu muốn nhận kết quả qua bưu điện, qua dịch vụ chuyển phát thì đăng ký với UBND cấp xã và phải trả phí dịch vụ.
Theo Điều 5, cũng tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT năm 2015 quy định: Bộ phận Một cửa của Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiếp nhận các giấy tờ yêu cầu cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi. Đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, lập và chuyển hồ sơ cho BHXH cấp huyện để cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi.
Khoản 2, Điều 12, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT năm 2015 có quy định, kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, trong vòng 10 ngày BHXH cấp huyện tiến hành cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và chuyển về cho UBND cấp xã.
4.Một số lưu ý khi sử dụng BHYT cho trẻ sơ sinh
Theo Khoản 1 Điều 10, Thông tư 30/2020/TT-BYT ban hành ngày 06/01/2021 của Bộ y tế hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP về BHYT như sau:
Trẻ sau khi sinh ra được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định của Luật BHYT, nhưng chưa được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT do chưa làm thủ tục cấp giấy khai sinh thì cơ sở khám, chữa bệnh ghi mã thẻ BHYT tạm thời cho trẻ. Quy định có hiệu lực từ ngày 01/03/2021.
Nội dung thẻ bao gồm những thông tin sau:
Mã đối tượng: Ghi ký hiệu là TE.
Mã mức hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế: Ghi ký hiệu là số 1.
Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Ghi theo quy định tại Quyết định 124/2004/QĐ-TTg nơi người mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cư trú hoặc nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở đối với trường hợp trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Mã định danh y tế: Ghi theo quy định tại Quyết định 2153/QĐ-BYT 2020.
Trẻ sau khi sinh ra được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định của Luật BHYT
Nhờ quy định này, dù trẻ sinh ra chưa có giấy khai sinh thì vẫn đảm bảo được hưởng quyền lợi cần có nhờ thẻ BHYT tạm thời.
Ngoài ra, trong Thông tư cũng hướng dẫn cách ghi tên trong hồ sơ bệnh án cho trẻ như sau:
Nếu trẻ sơ sinh có mẹ hoặc cha (bố): Ghi theo họ và tên của mẹ hoặc của cha (bố).
Nếu trẻ sơ sinh không có mẹ hoặc cha (bố) nhưng có người giám hộ: Ghi theo họ và tên của người giám hộ.
Nếu trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đang thực hiện việc điều trị cho trẻ./.
Khi bạn kết thúc quá trình mua bảo hiểmOSHC, cơ quan OSHC sẽ gửi thư chào mừng bạn trong vòng 24 giờ.
Bạn cũng sẽ nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm OSHC có tên bạn (và người phối ngẫu và trẻ em phụ thuộc, nếu bạn mua bảo hiểm diện gia đình), thời hạn bảo hiểm và danh số hợp đồng. Bạn cũng sẽ nhận được thông tin hướng dẫn về cách thức:
Kích hoạt OSHC của bạn (nếu cần) để bạn có thể dùng khi đến Úc;
Hủy bỏ OSHC nếu đơn xin visa học sinh của bạn bị từ chối;
Dùng đường dây trợ giúp 24/7 để nhận được các dịch vụ của OSHC.
Là du học sinh, bạn cần giấy chứng nhận OSHC để nhận được visa hoặc gia hạn visa với Bộ Nội vụ của Chính phủ Úc. Nếu bạn được nhân viên tư vấn IDP trợ giúp, bạn cần gửi cho họ một bản của giấy chứng nhận này để họ thu xếp visa cho bạn.
Khi đến Úc, bạn có thể cần kích hoạt hợp đồng OSHC của mình và có thể bắt đầu sử dụng (nhưng mong rằng bạn sẽ không cần đến!)
Những gì nên làm nếu bạn bị bệnh hoặc thương tích
Trừ khi bạn ở vùng hẻo lánh tại Úc, bạn luôn có hỗ trợ y tế gần nơi mình ở, với các chuyên viên thân thiện và chuyên nghiệp của nhiều ngành y tế.
Việc dò tìm qua hệ thống y tế Úc có thể làm bạn bối rối. Nếu bạn không chắc nên làm gì hoặc không chắc mình có được chi trả đối với loại chữa trị hoặc dịch vụ nào, hãy liên lạc với cơ quan OSHC để thảo luận. Họ có thể có đường dây trợ giúp 24 giờ để trợ giúp y tế và tư vấn và cũng có thể kết nối bạn với dịch vụ thông dịch.
Nếu bạn cần cứu cấp y tế do sự cố ảnh hưởng đến tính mạng, hãy đến khu cấp cứu của bệnh viện công gần nhất hoặc gọi điện thoại số 000 (Dịch vụ Khẩn cấp) ngay lập tức để được giúp đỡ. Tất cả bệnh viện công đều có khoa cấp cứu và tai nạn, do đó bạn luôn có thể nhận được sự giúp đỡ.
Bạn có thể phải chờ đợi trong thời gian ngắn nếu bệnh trạng hoặc thương tích của mình không khẩn cấp như những người khác cũng đang chờ.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về việc thu xếp trả tiền chữa trị hoặc chuyên chở trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi đến tư vấn viên OSHC của bạn.
Có hai loại bệnh viện tại Úc – công và tư. Bạn có thể gặp khó khăn về những gì quy định để được bảo hiểm chi trả tại bệnh viện, do đó chúng tôi khuyên rằng trước khi bạn đến bệnh viện để được chữa trị, hãy liên lạc với cơ quan OSHC. Họ sẽ ước tính tổn phí của bạn và đề nghị phương án tốt nhất cho bạn.
Nếu bạn cảm thấy không khỏe nhưng không cần giúp đỡ khẩn cấp, bạn có thể đi gặp bác sĩ (General Practitioner [GP] – bác sĩ đa khoa) tại một cơ sở y tế. Bác sĩ (GP) có thể thẩm định và chữa trị thương tích về các vấn đề sức khỏe tổng quát, cho toa thuốc và giới thiệu bạn đến các xét nghiệm chẩn đoán đơn giản nếu cần. Họ cũng có thể giới thiệu bạn đến các bác sĩ chuyên khoa nếu có vấn đề phức tạp hơn nữa.
Nếu bạn cần gặp bác sĩ nào đó vì lý do văn hóa, hoặc bạn chỉ muốn gặp bác sĩ nam hoặc nữ, thường thì việc này có thể thu xếp được. Nhớ yêu cầu họ về việc này khi đặt hẹn trước nhé
Cơ quan OSHC có thể giúp bạn tìm trung tâm y tế hoặc tìm các phương pháp tư vấn y tế thuận tiện cho bạn.
Nếu có quan ngại đôi chút về sức khỏe, bạn có thể hỏi dược sĩ để được tư vấn y tế. Họ có nhiều kiến thức và sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Nếu cần thuốc men cơ bản như thuốc ho, thuốc cảm, hoặc thuốc giảm đau loại nhẹ, bạn chỉ việc ghé vào một tiệm thuốc tây và mua thuốc. Các thuốc này gọi là thuốc mua qua quầy (over-the-counter medicines). Một số thuốc mua qua quầy, chẳng hạn như thuốc hít suyễn, chỉ có thể được bán sau khi bạn thảo luận với dược sĩ.
Bạn cũng có thể mua một số thuốc-qua-quầy tại các siêu thị và tiệm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe, họ có rất nhiều loại thuốc men thay thế khác.
Nếu có quan ngại đôi chút về sức khỏe, bạn có thể hỏi dược sĩ để được tư vấn y tế. Họ có nhiều kiến thức và sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Nếu cần thuốc men cơ bản như thuốc ho, thuốc cảm, hoặc thuốc giảm đau loại nhẹ, bạn chỉ việc ghé vào một tiệm thuốc tây và mua thuốc. Các thuốc này gọi là thuốc mua qua quầy (over-the-counter medicines). Một số thuốc mua qua quầy, chẳng hạn như thuốc hít suyễn, chỉ có thể được bán sau khi bạn thảo luận với dược sĩ.
Bạn cũng có thể mua một số thuốc-qua-quầy tại các siêu thị và tiệm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe, họ có rất nhiều loại thuốc men thay thế khác.
Cách thức để tôi khai đòi phúc lợi?
Khi bạn được chữa trị tại bệnh viện và/hoặc đến gặp bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể khai đòi phúc lợi qua các dịch vụ trực tuyến của cơ quan OSHC hoặc qua ứng dụng (nếu có) của cơ quan OSHC. Hoặc bạn có thể gửi biên nhận của mình qua bưu điện, nộp cho một đại lý tại học khu hoặc nộp tại văn phòng OSHC. Nếu đơn khai của bạn được chấp thuận, thường thì trong vòng vài ngày tiền sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của bạn
Tôi có thể nâng cấp OSHC của mình nếu bảo hiểm này không còn phù hợp với nhu cầu của tôi được không?
Được, miễn là bạn có OSHC và bạn đáp ứng các yêu cầu về visa.
Điều gì xảy ra với OSHC của tôi nếu tôi rời khỏi nước Úc?
Bảo hiểm OSHC của bạn sẽ kết thúc vào ngày bạn rời khỏi Úc, hoặc ngày mà bạn không còn có Visa Học sinh, hoặc vào ngày hết hạn (expiry date) đã có ghi trong giấy Chứng nhận Bảo hiểm, tùy theo điều nào xảy ra trước.
Tuy nhiên, nếu bạn rời Úc để đi nghỉ dưỡng nhưng trở về trước ngày hết hạn có ghi trên Chứng nhận Bảo hiểm và khi trở về bạn vẫn còn giữ Visa Học sinh có hiệu lực, thì bảo hiểm OSHC của bạn sẽ hoạt động trở lại khi bạn trở về Úc và tiếp tục cho đến hết thời hạn bảo hiểm của bạn. Vui lòng liên lạc Cơ quan Y tế của bạn để biết thêm thông tin.
Nếu vì bất cứ lý do gì mà bạn trở về quê hương sớm hơn dự kiến, bạn có thể nhận được tiền bồi hoàn cho khoảng thời gian còn lại của việc bảo hiểm.
Sẽ như thế nào nếu như tôi hủy bỏ bảo hiểm OSHC?
Các quy định di trú của Úc khá nghiêm ngặt. Nếu bạn hủy bỏ việc bảo hiểm của mình, bạn sẽ không còn đáp ứng được các yêu cầu của visa. Visa của bạn có thể bị hủy bỏ, và bạn có thể gặp khó khăn khi xin visa mới sau này. Vui lòng liên lạc cơ quan OSHC để biết thêm chi tiết.
Sức khỏe và sự an toàn luôn là tiêu chí hàng đầu của phụ huynh và các du học sinh Canada. Việc học tập ở xa nhà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, chính vì vậy việc có cho mình một bảo hiểm y tế là vô cùng quan trọng, điều này không chỉ đảm bảo rằng cho bản thân sinh viên không phải trả một chi phí quá đắt đối với người nước ngoài sử dụng dịch vụ y tế trong nước, mà còn mang lại sự yên tâm cho gia đình và nhà trường.
Nếu như trong thời gian sắp tới, bạn có dự định sẽ du học Canada thì tốt hơn hết hãy dành thời gian để nghiên cứu thêm về các loại bảo hiểm nơi tỉnh bang bạn sẽ học tập. Bảo hiểm y tế được xem là bắt buộc đối với du học sinh tại Canada trong suốt quá trình học tập. Ở các tỉnh bang khác nhau, việc cấp bảo hiểm y tế cũng được thực hiện khác nhau như việc có phí hoặc miễn phí. Nếu như vẫn chưa hiểu rõ về cách thức cũng như cần các biểu mẫu, các sinh viên nên chủ động liên hệ với nhà trường để có đầy đủ các thông tin đăng ký.
Thông thường, nếu ở tỉnh bang bạn học tập không cung cấp các loại bảo hiểm y tế thì buộc các sinh viên phải sử dụng bảo hiểm của tư nhân. Việc bán bảo hiểm này có thể thông qua nhà trường, nơi các sinh viên đang theo học. Các gói bảo hiểm y tế này gồm nhiều loại: Bắt buộc hoặc tùy chọn.
Bảo hiểm y tế ở Canada được quản lý bởi từng tỉnh bang và vùng lãnh thổ riêng biệt. Công dân mới ở 1 tỉnh bang cụ thể phải nộp đơn đăng ký bảo hiểm y tế ở địa phương. Sau khi được chấp thuận, thẻ bảo hiểm y tế sẽ được cấp để chi trả chi phí khám chữa bệnh ở 1 tỉnh bang và vùng lãnh thổ cụ thể.
Đối với công dân mới, thường sẽ có khoảng thời gian chờ đợi bảo hiểm y tế. Khoảng thời gian có thể khác nhau với từng trường hợp nhưng không kéo dài quá 3 tháng, theo quy định của luật Y tế tại Canada.
Bên cạnh hệ thống bảo hiểm y tế của nhà nước bao gồm những dịch vụ y tế cơ bản, có nhiều dịch vụ không được chi trả bảo hiểm y tế. Những dịch vụ này bao gồm nha khoa, nhãn khoa,…
Các chương trình bảo hiểm tư nhân thường được cấp bởi các công ty cho nhân viên của họ, thường sẽ bao gồm khám nhãn khoa và nha khoa. Công dân Canada cũng có thể mua gói bảo hiểm từ các đơn vị cung cấp bảo hiểm tư nhân.