Viện Công Nghệ Môi Trường Và Biến Đổi Khí Hậu

Viện Công Nghệ Môi Trường Và Biến Đổi Khí Hậu

Dự báo khí áp mực  biển và tổng lượng mưa bằng mô hình   Dự [...]

Dự báo khí áp mực  biển và tổng lượng mưa bằng mô hình   Dự [...]

Sự kết hợp giữa Âm lịch và các tiết trong Dương lịch tạo nên Âm – Dương lịch

Các nền văn minh Babylon, Hi Lạp, Ai Cập đã từng kết hợp lịch Mặt Trăng và lịch Mặt Trời. Người ta đã xác định được một chu kỳ 8 năm với 5 năm có 12 tháng và 3 năm có 13 tháng. Năm 432 trước Công nguyên, nhà thiên văn Meton nổi tiếng của Hy Lạp phát hiện ra một điều - từng được giới thiên văn học Trung Hoa biết tới từ lâu: chính 19 năm thời gian của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời khớp đúng với 235 tháng giao hội của Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.

Các nhà khoa học cổ đại Trung Quốc kết hợp Âm lịch với các điểm tiết trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, tạo nên Âm – Dương lịch đang được sử dụng ở một số nước châu Á. Năm Dương lịch dài hơn năm Âm - Dương lịch 10 – 11 ngày. Trung bình thời gian 3 năm Dương lịch dài hơn 3 năm Âm - Dương lịch 32 – 33 ngày. Để cho năm Âm - Dương lịch gần trùng hợp với năm Dương lịch và phù hợp với chu kì của năm thiên văn, người ta đặt ra năm nhuận Âm - Dương lịch có 13 tháng. Cứ 19 năm có 7 lần nhuận Âm - Dương lịch. Quy tắc tính năm nhuận của Âm - Dương lịch là lấy số năm Dương lịch chia cho 19, nếu số dư là 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì đó là năm nhuận. Quy tắc này không phải là quy ước chủ quan của người làm lịch mà dựa trên quy luật tự nhiên của hệ thống thiên văn. 12 tháng Âm - Dương lịch tương ứng với 12 trung khí để cho năm Âm – Dương lịch không bị lệch với thời tiết, khí hậu. Nếu trong khoảng giữa hai Đông chí chỉ có 12 điểm sóc (giao hội) tương ứng với 12 tháng âm thì năm đó không có tháng nhuận. Còn nếu trong khoảng thời gian này có 13 điểm sóc thì sẽ xuất hiện một tháng âm dư ra không tương ứng với trung khí nào và tháng đó sẽ là tháng nhuận. Nghĩa là tháng được chọn làm tháng nhuận Âm - Dương lịch là tháng không có trung khí (không có điểm khởi đầu của cung Hoàng đạo), chỉ có 1 tiết khí. Tháng 11 Âm – Dương lịch luôn chứa trung khí có tên là Đông chí, lịch Can chi của Trung Quốc đặt tên tháng 11 là Tí, đây là cơ sở để đánh số các tháng khác.

Tên chi theo lịch Can chi và trung khí của tháng Âm – Dương lịch như sau:

Tính các điểm sóc thì biết được các ngày trong tháng, tính các trung khí để biết tháng đó là tháng mấy và có tháng nhuận trong năm hay không. Việc tính tháng nhuận Âm - Dương lịch rất phức tạp bới nó còn phụ thuộc lực tương tác giữa các thiên thể trong hệ Mặt Trời chứ không chỉ có 3 thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời. Các lực này gây nhiễu động cho các chuyển động của Mặt Trăng và Trái Đất. Theo tính toán của các nhà làm lịch, các năm và tháng nhuận Âm - Dương lịch tiếp theo là năm 2025 (Ất Tị) nhuận tháng 6; năm 2028 (Mậu Thân) nhuận tháng 5; năm 2031 (Tân Hợi) nhuận tháng 3. Còn theo thư tịch cổ “Tam nguyên cửu vận” của người Trung Hoa thì các năm nhuận tiếp theo đó là năm 2033 (Quý Sửu) nhuận tháng 11; năm 2036 (Bính Thìn) nhuận tháng 6; năm 2039 (Kỉ Mùi) nhuận tháng 5; năm 2042 (Nhâm Tuất) nhuận tháng 2. Kết quả này có thể đúng với phương thức tính toán hiện đại cho Âm – Dương lịch áp dụng ở Việt Nam, nhưng cũng có thể sai lệch một thời điểm nào đó vì Trung Quốc xác định thời gian theo múi giờ số 8, Việt Nam xác định thời gian theo múi giờ số 7.

Tóm lại, Âm – Dương lịch dựa trên cơ sở khoa học là sự kết hợp lịch theo tuần Trăng và lịch theo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Sự biến đổi thời tiết theo mùa khi hậu phụ thuộc vào chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, được thể hiện qua các điểm “tiết” tương ứng với các cung Hoàng đạo trong quá trình chuyển động và trùng khớp với một ngày Dương lịch hàng năm. Trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có 12 điểm trung khí, tương ứng với 12 tháng trong năm. Năm nhuận Âm – Dương lịch là năm có 13 tháng, trong đó có 1 tháng nhuận không chứa trung khí. Tháng nhuận này vừa đảm bảo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, vừa có ý nghĩa hiệu chỉnh thời gian của năm Âm – Dương lịch tiệm cận với chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Tháng nhuận không ảnh hưởng đến sự biến đổi thời tiết trong mùa khí hậu.

Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du có câu “Thanh minh trong tiết tháng Ba, lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Thanh minh là một tiết khí thường vào tháng Ba Âm – Dương lich, nhưng năm Quý Mão 2023, tiết Thanh minh lại là rằm tháng 2 nhuận. Dân gian cũng còn truyền lại, tháng Ba có rét Nàng Bân, nghĩa là trong tháng Ba Âm – Dương lịch vẫn còn có thể có gió mùa Đông Bắc và rét. Tần suất gió mùa Đông Bắc ở nước ta giảm và yếu hẳn từ sau tiết Cốc vũ (mưa rào) vào 20/4 Dương lịch. Năm nay, trung khí Cốc vũ là ngày 01/3 Âm – Dương lịch. Vậy nên trong tháng Ba Âm – Dương lịch, có chăng chỉ còn một vài đợt gió mùa Đông Bắc yếu mang đến không khí mát mẻ trước khi bước vào những ngày hè nóng nực.

1. Nguyễn Trọng Hiếu, Phùng Ngọc Đĩnh (2004). Địa lí tự nhiên đại cương 1. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

2. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Kim Chương, Đặng Văn Hương, Nguyễn Thục Nhu (2005). Địa lí tự nhiên Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

3. Trần Tiến Bình (2014). Tính tháng nhuận trong âm lịch như thế nào. https://vnexpress.net/.

Thạc sĩ Bùi Văn Năm Trưởng phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lượng; Giảng viên chính môn Địa lí

Là một quốc gia vùng nhiệt đới với đường bờ biển dài hơn 3.000 km, nơi sinh sống của hơn 1.300 loài sinh vật biển, Việt Nam sở hữu tất cả lợi thế và tiềm năng để phát triển một ngành thủy sản trù phú.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản ước đạt 7.889,8 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,23 tỷ USD, tăng 13,9%; cá tra đạt 1,54 tỷ USD, tăng 8,7%.

Hiện, ngành thủy sản đóng góp gần một phần tư của GDP ngành nông nghiệp, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới và sản lượng xuất khẩu thủy sản đứng thứ 4. Tuy nhiên, thế mạnh của Việt Nam trong ngành thủy sản có thể suy giảm nhanh chóng khi Việt Nam được cảnh báo là một trong năm quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng xấu nhất của biến đổi khí hậu .

Theo Liên Hợp Quốc, nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 1,5 độ C so với mức trung bình trước đây. Nhiệt độ tăng đang làm ảnh hưởng tới chất lượng nước và sản lượng thủy sản. Bên cạnh đó, vấn đề về thiên tai đơn cử là tác động của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã làm cuốn trôi nhiều lồng, bè nuôi thủy sản.

Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết hơn 1.500 lồng bè thủy sản bị cuốn trôi, trong đó Quảng Ninh chịu tổn thất lớn nhất với hơn 1.000 lồng bè hư hại, khiến ngư dân mất từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.

Cùng với khó khăn do biến đổi khí hậu và thiên tai, các chuyên gia nhận định ngành thủy sản đang gặp khó khăn do áp lực lớn về tăng giá thức ăn khiến chi phí sản xuất thủy sản tăng lên, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nuôi và khó khăn cho việc duy trì sản xuất ổn định. Ngoài ra, chất lượng con giống cũng đang đòi hỏi ngành thủy sản cần có giải pháp hiệu quả hơn nữa đảm bảo nguồn giống tốt cho phát triển thủy sản.

Bên cạnh đó, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tới nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong xu thế hướng tới phát triển xanh, an toàn và bền vững, yêu cầu chứng chỉ carbon cho sản phẩm thủy sản là một thách thức lớn cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Theo Hội Thủy sản Việt Nam (VINAFIS), nhiều thị trường quốc tế đã bắt đầu đặt ra yêu cầu về chứng chỉ carbon cho sản phẩm thủy sản. VINAFIS dự báo, trong vòng 3- 5 năm tới, nếu ngành thủy sản không kịp thích ứng với các yêu cầu về môi trường, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi mở rộng và duy trì thị trường xuất khẩu.

Vừa qua, Ngân hàng HSBC Việt Nam và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã tham gia ký kết một thỏa thuận tài trợ tín dụng thương mại xanh. Đây khoản tín dụng xanh đầu tiên mà HSBC Việt Nam cấp cho Vĩnh Hoàn, đồng thời là khoản tín dụng xanh đầu tiên mà ngân hàng tài trợ trong lĩnh vực thủy sản. Hợp đồng được kỳ vọng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp khác trong ngành tích cực tham gia quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam.

Ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam, chia sẻ: “Ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời bảo vệ nền kinh tế khỏi những tác động của nó, bao gồm cả ngành thủy sản, là ưu tiên hàng đầu của HSBC tại Việt Nam. Trọng tâm chiến lược của chúng tôi là hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam có tầm nhìn và kế hoạch phát triển bền vững”.

Theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, CEO Công ty Vĩnh Hoàn, việc theo đuổi mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nuôi trồng thủy sản suốt nhiều năm qua giúp tối ưu hóa chuỗi giá trị, giảm thiểu chất thải và tạo ra giá trị từ các phụ phẩm.

Ngoài ra, công ty cũng đạt các chứng nhận quốc tế của Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC CoC) và Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP). Đó là những yếu tố chính giúp Vĩnh Hoàn thành công nhận được khoản vay thương mại xanh.

Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC CoC) là một tổ chức cung cấp các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc và phân loại áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ trang trại đến các sản phẩm được chứng nhận.

Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) là chứng nhận dành cho toàn bộ chuỗi cung ứng thủy sản đầu cuối toàn diện nhất, công nhận mọi bước của chuỗi sản xuất và tuân thủ Tiêu chuẩn Nhà máy chế biến thủy sản (SPS) của Liên minh Thủy sản toàn cầu.

Tác động của biến đổi khí hậu tới các nước đang phát triểnTrong khi biến đổi khí hậu (nắng nóng, hạn hán và mưa lớn...) tác động có mức độ tới các nền kinh tế phát triển thì nó lại là hiểm họa đối với nhiều nước đang phát triển bởi nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp và cuộc sống an sinh xã hội của người dân nơi đây.Biến đổi khí hậu gây thiệt hại kinh tế, suy giảm GDP Thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra lên tới 125 tỷ USD/năm, cao hơn tổng số tiền viện trợ của các nước phát triển dành cho các nước nghèo trên thế giới. Và mức tổn thất này có thể sẽ lên tới 600 tỷ USD/năm vào năm 2030. Hậu quả của việc sử dụng quá mức nhiên liệu hóa thạch, gây nên lượng khí thải các-bon đi-ô-xít (CO2) tăng, khiến chính phủ các nước phải hỗ trợ khoảng 150 tỷ USD/năm. Khoản chi phí này đã cản trở việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh dựa vào năng lượng tái tạo. Nếu bỏ được khoản chi phí này, GDP toàn cầu có thể tăng thêm 0,1% mỗi năm và điều quan trọng là lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có thể giảm đến 6%/năm. Các quốc gia đang phát triển sẽ phải hứng chịu phần lớn thiệt hại về kinh tế do thiếu cơ sở vật chất bảo vệ, điều kiện kinh tế bấp bênh và năng lực tài chính cũng như thiết bị chống biến đổi khí hậu hạn chế.Theo Ủy ban Kinh tế Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê của Liên hợp quốc (ECLAC), thiệt hại hằng năm do thiên tai ở khu vực này vào khoảng 8,6 tỷ USD trong giai đoạn 2000 - 2008. Nếu không có các biện pháp ứng phó, thiệt hại do biến đổi khí hậu năm 2100 của khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê sẽ chiếm tới 137% GDP (khoảng 250 tỷ USD). Mức thiệt hại trung bình do biến đổi khí hậu gây ra đối với 4 nước đang phát triển Đông Nam Á (In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam) tương đương 6,7% GDP vào năm 2100, tức gấp đôi mức thiệt hại trung bình trên thế giới. GDP của các nước châu Phi và Ðông Á sẽ thiệt hại từ 4%-5% nếu nhiệt độ trái đất tăng 2 độ C.Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu do đặc điểm có bờ biển dài và các vùng châu thổ đất thấp dễ bị ảnh hưởng của bão, lốc, lượng mưa cao và thất thường. Trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI, mỗi năm Việt Nam thiệt hại từ 1%-1,5% GDP do biến đổi khí hậu. Theo dự báo của các nhà khoa học, mực nước biển sẽ dâng lên 5cm mỗi năm và nếu nước biển dâng 1m sẽ làm giảm 7% sản luợng nông nghiệp và 10% GDP và nếu dâng lên từ 3-5 m thì điều này đồng nghĩa với " thảm họa sẽ xảy ra" ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu làm giảm sản lượng lương thực, tăng nghèo đóiBiến đổi khí hậu làm sản lượng nông nghiệp bấp bênh, đẩy hàng trăm triệu người có thể lâm vào nghèo đói. Châu Phi có nguy cơ mất 30% sản lượng ngô vào năm 2030 do biến đổi khí hậu. Tình trạng khí hậu nóng lên làm giảm năng suất các vụ mùa tại nhiều khu vực trên thế giới. Theo đánh giá của Ngân hàng châu Á (ADB), nếu nhiệt độ bình quân tăng lên 1độ C thì năng suất lúa sẽ giảm 10%, sản lượng gạo có thể giảm 50% cho đến năm 2100 và điều này vô cùng quan trọng với những quốc gia như Việt Nam, Thái Lan. Thực trạng này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người ở các nước đang phát triển, bởi vì cứ 1 tỷ người dân có mức sống dưới 1USD/ ngày thì có đến 750 triệu người phụ thuộc vào nông nghiệp. Theo WB, chỉ cần nhiệt độ trái đất tăng lên thêm 2 độ C cũng có thể khiến 400 triệu người có nguy cơ bị đói và 2 tỷ người thiếu nước dùng. Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến thời vụ sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu. Sự thay đổi thời tiết dẫn đến phát sinh bệnh mới đối với trồng trọt và chăn nuôi và có nguy cơ phát triển thành đại dịch bệnh.Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp và làm tăng giá lương thực chủ yếu là ngũ cốc - một loại lương thực rất quan trọng đối với các hộ dân nghèo ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo của WB, giá gạo ở Mum-bai (Ấn Độ) đã tăng 25% vào tháng 8-2009 do những cơn mưa như trút nước vào đúng thời điểm thu hoạch lúa. Sản lượng lúa gạo của Ấn Độ cũng bị giảm 17 triệu tấn so với mức thu hoạch được 82 triệu tấn năm 2008. Bão Ketsana và Parma hồi tháng 10-2009 đã khiến cánh đồng lúa đang chờ thu hoạch của Phi-líp-pin bị ngập nước, làm giảm 1 triệu tấn lúa gạo và buộc nước này phải mua thêm 300.000 tấn gạo trên thị trường thế giới.Hiện nay trên thế giới có khoảng 3 tỷ người đang sống trong các khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đến cuối thế kỷ XXI, con số này sẽ tăng lên gấp đôi. Và với tác động không ngừng của biến đổi khí hậu, trong một thời gian nữa, hàng trăm triệu người trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực và thực phẩm. Các quốc gia Băng-la-đét, Mê-hi-cô, và Cộng hòa Dăm-bi-a có tỷ lệ dân số lâm vào cảnh nghèo lớn nhất, với tỷ lệ lần lượt là 1,4%, 1,8% và 4,6% mỗi năm bởi các vấn nạn về khí hậu. Điều này đồng nghĩa với việc thế giới sẽ có thêm 1,8 triệu người bị bần cùng hóa ở Băng-la-đét, Mê-hi-cô và có thêm nửa triệu người ở Cộng hòa Dăm-bi-a. Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản và an sinh xã hội của người dânTheo Chương trình phát triển (UNDP) của Liên hợp quốc, hằng năm biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến 262 triệu người, trong đó phần lớn thuộc các nước đang phát triển và nó đang trở thành thảm họa lớn nhất của nhân loại. Năm 2008, số người bị mất nhà cửa do thiên tai như bão, lũ, động đất.... đã lên tới 36 triệu người (gấp 4 lần so với số người bị mất nhà cửa trong các cuộc xung đột và chiến tranh trên toàn cầu). Số người bị tác động bởi hạn hán, nước biển dâng cao... thậm chí còn lớn hơn nhiều. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a là những quốc gia đang phát triển phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, của nhiệt độ tăng cao và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Biến đổi khí hậu đã làm mực nước biển dâng khiến In-đô-nê-xi-a mất đi một số lượng lớn các đảo, trong khi vùng duyên hải của Việt Nam cũng có nguy cơ bị nước biển “xóa sổ” hoàn toàn. Hằng năm, bão lũ ở Đông Nam Á đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD. Trận động đất hồi tháng 10-2009 tại In-đô-nê-xi-a làm hơn 1.100 người thiệt mạng và gần 4.000 người bị chôn vùi trong đống đổ nát, hàng chục nghìn người bị mất nhà cửa và hàng trăm triệu người phải di cư tìm đất sống. Nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu cũng sẽ làm mất đi 12,2% diện tích đất của Việt Nam, đe dọa nơi sinh sống và sản xuất của 17 triệu người. Nếu nước biển dâng cao 1m, sẽ làm ngập 0,5 triệu ha lúa ở đồng bằng sông Hồng, và 1,5-2 triệu ha lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Lũ lớn cũng làm cho 90% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị ngập từ 4-5 tháng mỗi năm. Ngược lại, mùa khô lượng nước ở khu vực này lại giảm 29% gây ra tình trạng hạn hán trầm trọng. Dự báo, nếu tốc độ thải khí CO2 vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay thì nhiệt độ trung bình trái đất sẽ ấm lên 4 độ C vào năm 2060, đe dọa tới nguồn nước của gần 50 % dân số thế giới, gây thiệt hại rất lớn tới vật nuôi và cây trồng.Giải pháp ứng phó với biển đổi khí hậuKhông phải ngẫu nhiên Hội nghị "Liên kết chống biến đổi khí hậu" diễn ra ở Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch) tháng 12-2009 thu hút được sự quan tâm của mọi quốc gia. Đối phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ cần thiết để thực hiện công bằng xã hội và giảm nghèo. Trên thực tế, hiện các quốc gia trên thế giới đang phối hợp ở các tầng cấp khác nhau thực hiện các giải pháp ứng phó với sự biến đổi khí hậu.Cung cấp rộng rãi hệ thống thông tin, cảnh báo sớm đối với biến đổi khí hậu và phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, tư nhân, các tổ chức phi chính phủĐể đối phó hiệu quả với vấn đề biến đổi khí hậu đòi hỏi công tác dự báo, cảnh báo phải sớm và chính xác. Đây là giải pháp mang tính tập thể. Các quốc gia cần mở rộng mạng lưới quan trắc, bổ sung các trạm quan trắc chất lượng nguồn nước, chất lượng không khí, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ dự báo viên, nâng cấp công tác dự báo thiên tai. Ngoài ra, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Khác với nông dân tại các nước phát triển, nông dân ở các nước đang phát triển rất ít được cập nhật về tình trạng khí hậu nơi mình sinh sống và canh tác. Do đó, các giải pháp đến với họ rất khó khăn. Vì vậy, mô hình phối hợp giữa chính quyền địa phương, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ được xem là cần thiết. Giải pháp này đã được áp dụng tại Ê-thi-ô-pi-a và đã cho thấy kết quả tốt. Chương trình tập trung vào ngôi làng A-di Ha, nơi có 40% hộ trồng “teff” - một loại ngũ cốc. Mục đích của chương trình là phát triển cách thức quản lý đối phó với rủi ro, trong đó có cải thiện các giải pháp quản lý đất đai, chuyển giao công nghệ và tăng tính cạnh tranh cho nông sản. Giải pháp này đã giúp nông dân vững tin và chủ động hơn với các vụ mùa, giảm nhẹ tác hại do thiên tai gây ra. Nghiên cứu các giống cây lương thực chịu đựng với thời tiết thay đổi Tình trạng khí hậu nóng lên đã và đang làm giảm năng suất các vụ mùa tại nhiều khu vực trên thế giới. Nhiệt độ trái đất tăng cao, dự báo sẽ làm giảm sản lượng các loại cây lương thực thiết yếu như lúa, lúa mạch từ 20%-40%. Khí hậu nóng lên cũng làm đất mất độ ẩm, khô cằn và dẫn đến nguy cơ mất mùa cao. Vì vậy, cần tập trung đầu tư vào các dự án hạ tầng có quy mô lớn để đối phó với hạn hán, lũ lụt, nắng nóng và mưa lớn đang ngày càng nhiều hơn và với cường độ mạnh hơn. Theo dự báo của các nhà khoa học, thời tiết nóng sẽ thường xuyên xuất hiện trong những thập kỷ tới, do vậy, giải pháp tiếp theo là phải nhanh chóng nghiên cứu các giống cây lương thực có khả năng thích nghi hơn với khí hậu này. Chính vì vậy, tại bang An-đra Pra-đét của Ấn Độ, các nhà khoa học đã giúp người nông dân tìm ra những loại cây trồng có khả năng chịu khô hạn, như cây kê thay vì trồng lúa.Còn tại khu vực Đông Nam Á, quá trình phát triển ven biển, đánh bắt quá mức, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp và việc dinh dưỡng đất bị cuốn trôi đang khiến khu vực này chịu nhiều sức ép từ ô nhiễm công nghiệp. Theo Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), 17% khí thải gây hiệu ứng nhà kính được sản sinh từ việc triệt phá rừng. Đây là nguồn khí thải độc hại lớn thứ 2 sau nhiên liệu hóa thạch. Nếu không có giải pháp ngăn chặn triệt để việc phá rừng (nhất là rừng nhiệt đới), lượng khí thải CO2 thoát ra sẽ tăng rất lớn, thậm chí vượt lượng khí thải của nhiên liệu hóa thạch nhiều lần. Vì vậy, việc trồng rừng và tăng cường quản lý rừng sẽ giúp giảm trừ lượng khí thải, giảm nhiệt độ không khí và quan trọng là giảm trừ được thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Chuyển đổi các hệ thống năng lượng theo hướng sử dụng hiệu quả hơn và công nghệ tiêu thụ các-bon thấp hơnSự tăng trưởng kinh tế cao của các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á kèm theo mật độ đô thị hóa dày, nạn chặt phá rừng bừa bãi và những thay đổi đáng kể về mục đích sử dụng đất đã khiến các nước đang phát triển ở khu vực này phải trả giá đắt về môi trường. Than đá vẫn là nguồn nhiên liệu chính trong khu vực và hầu hết các nước đều có nhu cầu cao về năng lượng phục vụ giao thông vận tải và phát triển đô thị. Nếu cứ tiếp tục duy trì mô hình tăng trưởng kinh tế sử dụng công nghệ các-bon cao sẽ sinh ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn, và cuối cùng dẫn đến biến đổi khí hậu. Khí các-bon-níc (CO2) là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, khí thải CO2 sẽ tăng lên 130% vào năm 2050. Vì vậy, các nước đang phát triển phải thực hiện ngay giải pháp thải ít loại khí này để tránh phải sử dụng hạ tầng kinh tế các-bon cao. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế cũng cần tăng cường đầu tư để chuyển dần nền kinh tế toàn cầu sang nền kinh tế thải ít khí các-bon.Giải pháp "cơ chế phát triển sạch" (CDM) cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kínhPhát triển kinh tế cần đi đôi với giảm thiểu khí các-bon, giảm phát thải khí nhà kính. Điều này sẽ giúp làm giảm chi phí để đối phó với thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra từ mức 5% GDP toàn cầu xuống còn khoảng 1% GDP hằng năm. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nếu không cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ trung bình tại khu vực Đông Nam Á sẽ tăng thêm 4,8 độ C đến năm 2100, khiến mực nước biển dâng cao thêm 0,7m. Hậu quả là sản lượng lúa của 4 nước Đông Nam Á gồm Phi-líp-pin, Việt Nam, Thái Lan và In-đô-nê-xi-a có thể giảm tới 50%. Theo Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) để nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C từ nay đến năm 2100, thế giới cần giảm 60% lượng khí thải CO2 liên tục từ nay đến năm 2050.Với giải pháp này, các nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính giảm thiểu sẽ được cấp Chứng chỉ xác nhận giảm phát thải (Certified Emission Reduction - CER) hay còn được gọi là Chứng chỉ các-bon. Khi có loại chứng chỉ này, một nước có thể chuyển nhượng “quyền phát thải” của mình cho các nước khác để được hưởng lợi ích kép (win - win gains). Thu nhập từ việc chuyển nhượng Chứng chỉ các-bon và Thực hiện được “mô hình phát triển sạch”, đồng nghĩa với “phát triển bền vững”. Từ đó “quyền phát thải” trở thành một loại hình tài nguyên mới có ý nghĩa xã hội hơn bất cứ tài nguyên nào. Ðể tăng nguồn tài chính của mình, các nước kém phát triển sẽ phải bán tài nguyên cho các nước phát triển hơn. Mỹ là quốc gia tiêu thụ nhiều dầu nhất thế giới tiếp đến là Trung Quốc và Nhật Bản. Các quốc gia này chắc chắn thuộc nhóm phát thải lớn và họ có nhu cầu mua tài nguyên phát thải của các nước khác, đặc biệt từ các nước có nền công nghiệp kém phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên thụ động chờ đợi việc giảm khí thải nhà kính trên phạm vi toàn cầu, mỗi quốc gia cần phải có một chương trình đủ mạnh để vừa tham gia tích cực nhất vào việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vừa xây dựng hệ thống các công trình hạ tấng kỹ thuật và xã hội.Giải pháp phát triển nhiên liệu sinh học Biofuel là loại nhiên liệu sinh học sử dụng ngũ cốc làm nguyên liệu. Các nước phát triển đang nỗ lực tìm cách thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sinh học. Phần lớn lượng ethanol (dùng để chạy xe hơi) sản xuất từ ngũ cốc của Mỹ được dùng để xuất khẩu sang châu Âu, nơi có giá cao hơn ở Mỹ. Hiện nay tồn tại một nghịch lý là trong khi nhiều quốc gia đang phát triển khác, đặc biệt ở châu Phi, nạn đói vẫn đang hoành hành, thì ngũ cốc ở các nước phát triển lại được dùng để sản xuất ethanol chạy xe hơi. Vài thập kỷ gần đây giá lương thực luôn có xu hướng tăng. Vì vậy, nỗ lực sản xuất nhiên liệu sạch và nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia đang phát triển cần theo nguyên tắc đồng phát triển (co-development) nhằm đạt sự cân bằng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển để bảo đảm phát triển bền vững.Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) kêu gọi thế giới cần giảm số lượng phương tiện vận tải sử dụng động cơ nhiên liệu hóa thạch từ mức 95% hiện nay xuống 40% vào năm 2030. Các phương tiện chạy bằng điện và phương tiện hy-brít (vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng xăng, dầu) cần chiếm đa số trong các phương tiện mới sản xuất trong 20 năm tới.Thế giới cần đầu tư tới 10 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2010 - 2020 để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Số tiền khổng lồ này chủ yếu đầu tư vào việc phát triển năng lượng sạch như năng lượng Mặt Trời, xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới và các nguồn năng lượng tái sinh khác để giảm sự nóng lên của Trái đất. Liên hợp quốc đề nghị xây dựng Quỹ Năng lượng sạch toàn cầu để hỗ trợ các nguồn năng lượng tái sinh nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ năng lượng sạch cho các nước đang phát triển. Quá trình này sẽ giúp các nước nghèo tham gia hiệu quả chương trình sản xuất năng lượng sạch mà vẫn đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế. Sự giúp đỡ kinh tế của các nước giàu để ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu có vai trò rất lớn. Tổ chức Viện trợ quốc tế Oxfam kêu gọi các nước phát triển đầu tư 150 tỷ USD/năm cho các chương trình tài trợ cắt giảm khí thải và thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu. Tổ chức Liên hợp quốc cũng đề nghị các nước giàu cần dành ra 500 tỷ USD/năm từ nay đến năm 2030 (khoảng 1% GDP) để hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước nghèo chống biến đổi khí hậu, bởi vì đây là vấn đề toàn cầu, cần có sự chung tay của cộng đồng quốc tế. Số tiền này sẽ giúp chi trả cho những kế hoạch giảm khí thải bằng việc sử dụng các công nghệ tốt hơn cho môi trường, tránh sự thoái hóa rừng và thích ứng với biến đổi khí hậu của các nước đang phát triển./.