Xuất Khẩu Dược Phẩm Của Việt Nam

Xuất Khẩu Dược Phẩm Của Việt Nam

Hệ thống logistics được phát triển không chỉ để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong vận chuyển mà còn thúc đẩy tăng trưởng của nông sản và dược phẩm trên thị trường của cả hai quốc gia.

Hệ thống logistics được phát triển không chỉ để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong vận chuyển mà còn thúc đẩy tăng trưởng của nông sản và dược phẩm trên thị trường của cả hai quốc gia.

Thực trạng xuất khẩu ngành lâm nghiệp Việt Nam hiện nay

Gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng có quy mô kim ngạch lớn nhất (chiếm 34,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chủ yếu), có mặt ở 40 thị trường chủ yếu, trong đó có 9 thị trường lớn, gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Canada, Australia, Đức, Malaysia.

Việt Nam cũng có nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như: viên nén, dăm gỗ, gỗ dán, gỗ ghép, đồ mộc xây dựng, ghế ngồi, các đồ nội thất và bộ phận đồ nội thất… Đặc biệt, với nhóm đồ nội thất có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời gian tới.

Xuất khẩu ngành lâm nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn

Trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu: Thủy sản, hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su đã phần nào hồi phục, đạt mức tăng trưởng khá. Một số mặt hàng xuất khẩu nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng cả về lượng và giá trị xuất khẩu.

Mặc dù ngành nông nghiệp thực hiện kế hoạch trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều thời điểm giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi,…) tăng mạnh, khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng tăng bởi tác động kép của xung đột Nga – U-crai-na,…. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt và linh hoạt. Nhờ vậy, nông nghiệp tăng trưởng khá; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước và thúc đẩy tăng giá trị xuất khẩu.

Các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm lâm sản chính gồm: Gỗ thành phẩm, dăm gỗ, các loại gỗ khác và một số mặt hàng lâm sản ngoài gỗ như: mây, tre, cói, thảm, quế. Gỗ thành phẩm đã qua chế biến có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong số các mặt hàng trên, thu về trên 3,2 triệu USD trong tổng số hơn 5,025 USD xuất khẩu của toàn ngành.

Năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 16,928 tỷ USD, vượt 3,8% kế hoạch đề ra. Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước khoảng 2,82 tỷ USD. Như vậy, xuất siêu lĩnh vực lâm sản đạt tới 14,1 tỷ USD, cao kỷ lục và dẫn đầu toàn ngành nông nghiệp…

Các sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của ngành lâm nghiệp Việt Nam:

Năm 2020, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12,37 tỉ USD, tăng  16,2 % so với năm 2019. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 9,53 tỉ USD,  tăng 22,5% so với năm 2019. Hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đều có trị giá tăng trong năm 2020, dẫn đầu về trị giá xuất khẩu là mặt hàng ghế ngồi (HS 9401) đạt 2,67 tỉ USD tăng 32%; đứng thứ hai là mặt hàng nội thất bằng gỗ khác (HS 940360) đạt 2,31 tỉ USD, tăng 19,3%;  thứ ba là mặt hàng nội thất phòng ngủ (Hs 940350) đạt 1,37 tỉ USD tăng  5%, mặt hàng bộ phận đồ gỗ (HS 940390) đạt 1,07 tỉ USD tăng 38% so  với cùng kỳ năm 2019. Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất nhà bếp (Hs  940340) đạt 0, 67 tỉ USD có tốc độ tăng trưởng cao nhất tới 83% so với  năm 2019, tuy nhiên trị giá chỉ chiếm 10% tỷ trọng trong cơ cấu mặt hàng  gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu.

Về nhóm mặt hàng gỗ, dăm gỗ là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 1,48 tỉ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2019. Các loại ván sợi, ván dăm, gỗ dán đạt 0,76 tỉ USD giảm nhẹ (0,5 %) so với 2019. Đáng chú ý trong nhóm mặt hàng gỗ, giá trị xuất khẩu mặt hàng ván bóc (HS 4408)  lại tăng mạnh trên 50%.

Nguồn: Tạp chí Gỗ Việt, số 130 – Tháng 1+2, 2021

Giá trị xuất khẩu của các sản phẩm gỗ xuất khẩu việt nam (Tỷ USD)

Theo phân tích của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, qua thời gian  khó khăn do đại dịch Covid-19, toàn ngành đã thấy rõ và đã xác định cụ thể sản phẩm chiến lược và thị trường chiến lược để làm bệ đỡ cho sự phát triển bứt phá của ngành gỗ. Sản phẩm chiến lược được nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ xác định để đột phá là tủ bếp, tủ nhà tắm,  ván trang trí. Chuỗi cung ứng của mặt hàng này không bị đứt gãy ở đỉnh  điểm của đại dịch. Để nhanh chóng biến lợi thế thành thế mạnh của  ngành gỗ Việt Nam, vào tháng 11/2020, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã thành lập chi hội tủ bếp, tủ nhà tắm và ván trang trí. Việc thành lập chi hội đã tạo ra chuỗi liên kết dọc, chuỗi liên kết ngang để đạt mục tiêu tạo ra mạng lưới rộng lớn các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất mặt hàng chiến lược, cung ứng cho thị trường chiến lược để hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhờ nhìn thấy lợi thế, xuất khẩu nhóm  các sản phẩm tủ bếp trong năm 2020 đã tăng trưởng tới 80% so với năm  2019.

TÌM HIỂU THÊM: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG NGÀNH GỖ VIỆT NAM 2022

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các thị trường Pháp, Mỹ, Đức, Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2024.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm tháng 8/2024 đạt 349,63 triệu USD, giảm 10,9% so với tháng 7/2024 nhưng tăng 18,7% so với tháng 8/2023. Tính chung cả 8 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu dược phẩm đạt gần 2,75 tỷ USD, tăng 25,2% so với 8 tháng đầu năm 2023.

Các thị trường lớn cung cấp dược phẩm cho Việt Nam trong 8 tháng năm nay là Pháp, Mỹ, Đức, Ấn Độ; trong đó nhập khẩu nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Pháp, đạt 365,21 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là thị trường Mỹ đạt 294,31 triệu USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ, chiếm 10,7% tỷ trọng; thị trường Đức đạt trên 241,87 triệu USD, tăng 19,2% so với 8 tháng năm 2023, chiếm 8,8% tỷ trọng; thị trường Ấn Độ đạt trên 220,78 triệu USD, tăng 36,4% so với cùng năm trước, chiếm 8% tỷ trọng.

Nhập khẩu từ thị trường Italia tăng 43% so với cùng kỳ, đạt 189,28 triệu USD, chiếm 6,9% tỷ trọng. Nhập khẩu từ thị trường Ireland đạt 133,165 triệu USD, tăng 36,02% so với cùng năm 2023, chiếm 4,85% tỷ trọng.

Nhìn chung, nhập khẩu dược phẩm từ phần lớn các thị trường 8 tháng đầu năm 2024 đều tăng về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.

Để giảm giá trị nhập khẩu dược phẩm, thúc đẩy sản xuất ngành dược trong nước phát triển, Bộ Y tế, Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực.

Trong Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến 2023 và tầm nhìn đến năm 2045 đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công, tiếp nhận chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN.

Đến năm 2030, 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; đảm bảo an ninh thuốc, đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc.

Thuốc sản xuất trong nước phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sử dụng và 70% giá trị thị trường; tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước...