Bánh Crepe Sầu Riêng Trung Quốc

Bánh Crepe Sầu Riêng Trung Quốc

Bánh Crepe sầu riêng ngàn lớp Phú Sĩ 9 sạch có lớp dừa vụn bên trên, thơm thoang thoảng lá dứa tươi (không pha màu thực phẩm) kết hợp với lớp kem béo cùng phần nhân vị siêu nhiều sầu riêng thơm ngon. Trên mặt bánh còn rắc thêm tí dừa non nạo lên cho tăng độ béo gây nghiện mà không thấy ngán.

Bánh Crepe sầu riêng ngàn lớp Phú Sĩ 9 sạch có lớp dừa vụn bên trên, thơm thoang thoảng lá dứa tươi (không pha màu thực phẩm) kết hợp với lớp kem béo cùng phần nhân vị siêu nhiều sầu riêng thơm ngon. Trên mặt bánh còn rắc thêm tí dừa non nạo lên cho tăng độ béo gây nghiện mà không thấy ngán.

Bánh Phú Sĩ Sầu Riêng CT Choice, Vị Sầu Riêng 400 g

Sầu riêng Việt Nam chiếm tới 46,9% lượng sầu riêng Trung Quốc nhập khẩu, đứng thứ hai, chỉ sau Thái Lan với 52,4%.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 10 tháng năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng đạt xấp xỉ 1,5 triệu tấn, trị giá gần 6,68 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng tiêu thụ sầu riêng tại thị trường Trung Quốc chiếm 91% lượng tiêu thụ trên toàn thế giới vào năm 2023, cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường này.

Đáng chú ý, Thái Lan dù giữ vị trí nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất tại thị trường Trung Quốc trong 10 tháng năm 2024, nhưng đang chịu sự cạnh tranh rất lớn đến từ các quốc gia Đông Nam Á, điển hình là Việt Nam.

Cụ thể, Trung Quốc đã chi gần 3,87 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 785.000 tấn sầu riêng từ Thái Lan với giá bình quân 4.927 USD/tấn. Song, lượng sầu riêng nhập từ Thái Lan giảm 13,2% và giá trị giảm 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, trong 10 tháng vừa qua, nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam tăng mạnh 55% về lượng và giá trị tăng tới 42,5% so với cùng kỳ năm trước. Sầu riêng Việt Nam chiếm tới 46,9% lượng sầu riêng Trung Quốc nhập khẩu, đứng thứ 2 chỉ sau Thái Lan với 52,4%.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, Trung Quốc đẩy mạnh mua sầu riêng Việt Nam giúp loại trái cây này lập kỷ lục lịch sử xuất khẩu trên 3 tỷ USD trong chỉ 10 tháng, tăng 45,7% so với cùng kỳ năm 2023. Đồng thời, đóng góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành rau, quả trong 10 tháng năm 2024, khi tỷ trọng chiếm 49,11% tổng kim ngạch.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, dù giữ vị trí nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất tại Trung Quốc trong 10 tháng năm 2024, tuy nhiên, Thái Lan đang chịu sự cạnh tranh rất lớn đến từ các quốc gia Đông Nam Á, điển hình là Việt Nam.

Để bảo vệ thị phần của mình, Thái Lan khuyến khích tập trung vào việc tăng cường kiểm soát chất lượng và các tiêu chuẩn, giải quyết các vấn đề như sầu riêng mềm và tình trạng sâu bệnh. Việc đổi mới các giống sầu riêng mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng cũng có thể mang lại cho sầu riêng Thái Lan lợi thế cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc.

Tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào đã giảm đáng kể chi phí và thời gian vận chuyển đối với sầu riêng Thái Lan, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, khi thị trường đang gần bão hòa, việc đổi mới và thích ứng liên tục là điều bắt buộc đối với các nhà xuất khẩu Thái Lan để duy trì vị trí dẫn đầu thị trường của họ.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết, năm nay, xuất khẩu sầu riêng dự kiến thu về trên 3,2 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm ngoái.

Đáng chú ý, dù ngành sầu riêng Việt Nam mới phát triển từ năm 2023 đến nay, trong khi sầu riêng Thái Lan hay Malaysia có thâm niên phát triển hàng chục năm, nhưng sầu riêng Việt cũng đã khiến các đối thủ cạnh tranh lớn phải dè chừng tại thị trường Trung Quốc.

Mặt khác, trong khi sầu riêng Thái Lan hay Malaysia mùa vụ chỉ kéo dài 3 - 4 tháng, sầu riêng Việt Nam có quanh năm. Cùng với lợi thế về logistics, kỳ vọng xuất khẩu sầu riêng sẽ được tiếp tục mở rộng tại thị trường Trung Quốc.

Không chủ quan trước các đối thủ, bà Phan Thị Mến - Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Khoa học và Công nghệ SUTECH - thông tin, hiện, trên các kệ hàng bày bán sầu riêng tại các trung tâm thương mại ở Bắc Kinh, hầu hết đều không có sầu riêng của Việt Nam mà chủ yếu là sầu riêng của Thái Lan và Malaysia.

Trong trung tâm thương mại, đối với sầu riêng tươi, chủ yếu là sầu riêng Dona của Thái Lan, còn sầu riêng cấp đông chủ yếu là sầu Musangking cấp đông nguyên quả của Malaysia. Nếu như tại Việt Nam, sầu riêng loại C thường chuyển sang cấp đông thì sầu riêng Thái Lan vẫn bày bán loại C này. Về sầu riêng cấp đông, tại Trung Quốc, người dân cực kỳ ưa chuộng sầu riêng cấp đông nguyên quả của Malaysia.

Để chiếm "miếng bánh" thị phần tại thị trường tỷ dân này, bà Phan Thị Mến khuyến nghị, bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và nhà nước cần có biện pháp thay đổi, thúc đẩy để nâng cao chất lượng, hình thức sầu riêng nói riêng và sản phẩm nông nghiệp nói chung. Đồng thời, có những chiến lược kết nối để tăng độ tiếp cận đến với người dân Trung Quốc. Có như vậy, sầu riêng Việt Nam mới chiếm lĩnh được thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Trong tháng này, giá sầu riêng tại Trung Quốc đã giảm khi Việt Nam vượt qua Thái Lan trong cuộc đua xuất khẩu vào thị trường tỉ dân này.

Theo báo Bangkok Post, trên các nền tảng thương mại điện tử, giá 6kg sầu riêng hiện chỉ còn 179-209 nhân dân tệ, tức hơn 700.000 đồng, giảm từ mức 279 nhân dân tệ trước đó. Một số nhà bán lẻ thậm chí đưa ra mức 10 nhân dân tệ, tức 35.000 đồng, cho nửa kg sầu riêng.

Sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường rộng lớn của Trung Quốc đã đẩy Thái Lan và Việt Nam vào cuộc đua gay gắt. Nhu cầu nhập khẩu sầu riêng tại Trung Quốc ngày càng tăng do sản lượng trong nước rất nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ.

Theo số liệu Hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm nay, giá nhập khẩu sầu riêng Thái Lan là 5,8 USD/kg, cao hơn so với mức trung bình 5,38 USD/kg, trong khi sầu riêng Việt Nam chỉ có giá 4,22 USD/kg.

Đợt nắng nóng gay gắt tại Thái Lan vào tháng 4 và 5 khiến vụ thu hoạch sầu riêng bị thiệt hại. Nhiệt độ cao gây ra tình trạng vỏ nứt hoặc xơ khô ở một số loại sầu riêng.

Trong khi đó, Việt Nam dần chiếm lĩnh thị phần tại Trung Quốc nhờ chi phí sản xuất thấp hơn và khả năng vận chuyển thuận lợi qua đường bộ.

Sầu riêng Việt Nam dần chiếm lĩnh thị phần tại Trung Quốc

Theo một chuyên gia của Thái Lan, nếu không có sự can thiệp của chính phủ, sản lượng sầu riêng Thái sẽ giảm 53% trong 5 năm tới do không cạnh tranh được về giá với Việt Nam.