10,000,000 ₫ Giá gốc là: 10,000,000 ₫.9,500,000 ₫Giá hiện tại là: 9,500,000 ₫.
10,000,000 ₫ Giá gốc là: 10,000,000 ₫.9,500,000 ₫Giá hiện tại là: 9,500,000 ₫.
Một số cách cắm hoa Thiên Điểu đẹp mắt mà bạn có thể tham khảo trong những hình ảnh dưới đây.
Hoa Thiên Điểu rất dễ trồng và phù hợp với nhiều loại đất trồng hiện nay. Tuy nhiên cây có thể phát triển tốt nhất trên loại đất có độ tơi xốp tốt, khả năng thoát nước dễ dàng, đặc biệt là nhiều mùn. Bạn có thể kết hợp đất mùn với phân chuồng ủ mục hoặc xơ dừa, mùn cưa để tăng thêm dinh dưỡng cho đất.
Hiện nay, bạn có thể lựa chọn hai phương pháp để trồng hoa Thiên Điểu gồm phương pháp gieo hạt truyền thống hoặc phương pháp tách bụi:
- Phương pháp gieo hạt: Mặc dù cây có thể trồng và nở hoa quanh năm, tuy nhiên lý tưởng nhất là bạn nên gieo hạt vào thời điểm đầu xuân (tháng 2, tháng 3). Giữ cho độ ẩm trong đất từ 70%, nhiệt độ khi gieo từ 25-30 độ C, che lại sau khi gieo. Sau khoảng 2 tuần thì gỡ lớp che, hạt bắt đầu nảy mầm là có thể trồng được vào trong chậu.
- Phương pháp tách bụi: Phương pháp này chỉ nên thực hiện vào thời điểm mùa Xuân hoặc Thu. Lựa chọn những cây non đã có từ 6 lá trở lên để tách ra khỏi cây mẹ. Ngâm chúng trong dung dịch kích rễ khoảng 1 tiếng rồi đem đi trồng trong chậu như bình thường, chú ý chăm sóc cây thường xuyên.
- Hoa Thiên Điểu rất ưa thích ánh sáng, tuy nhiên chúng không chịu được ánh sáng trực tiếp cường độ cao, do đó bạn nên thiết kế mái che cho hợp lý.
- Cây thích râm mát, chịu lạnh tốt nhưng chịu nóng kém, ngại sương muối. Do đó cần tưới nước thường xuyên và che chắn hợp lý tùy theo điều kiện thời tiết.
- Hoa Thiên Điểu không cần quá nhiều phân bón để phát triển, do vậy bạn chỉ nên lựa chọn bón lót cho cây. Bón phân NPK khoảng nửa tháng 1 lần khi cây đang phát triển, bón thêm canxi photphat khi cây bắt đầu ra nụ để nở hoa.
- Hoa Thiên Điểu dễ bị thối rễ, sâu bọ tấn công, do vậy bạn cần quan tâm đến cây thường xuyên hơn để loại bỏ được các mối nguy hại.
- Cắt bỏ các chồi, cành lá bị héo để cây tập trung dinh dưỡng nuôi chồi hoa mới.
Cách cắm tận dụng sự hài hòa của hoa để tạo hình trông thật bắt mắt
Cách cắm hoa Thiên Điểu sang trọng, bắt mắt để trang trí trong nhà, buổi lễ
1. Bí mật cái tên “Strelitzia reginae”
Tên khoa học của hoa Thiên Điểu là Strelitzia reginae, danh pháp Strelitzia ít ai biết được rằng đó chính là tên của hoàng hậu Charlotte Mecklenburg-Strelitz, vợ của vua George III của vương quốc Anh.
2. Khả năng sinh trưởng của hoa Thiên Điểu
Nếu như được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, mỗi năm hoa Thiên Điểu sẽ tạo ra khoảng 36 bông hoa từ 1 cây trưởng thành. Do đó gần như hoa nở suốt quanh năm, rất phù hợp cho những người chơi hoa thưởng thức.
Trong tự nhiên, hoa Thiên Điểu được thụ phấn nhờ vào loài chim. Chúng sẽ bay đến và đậu trên vòi hoa, trọng lượng cơ thể của chúng sẽ khiến phần cánh hoa sát với nhụy bị bung ra và phấn hoa sẽ rơi lên chân của chim. Từ đó mỗi khi chim bay đi đến bông hoa khác sẽ vô tình mang phấn hoa của cây này truyền sang cho cây kia, tạo ra sự thụ phấn chéo. Tuy nhiên nếu như bạn trồng cây hoa Thiên Điểu tại vườn nhà, bạn phải tự thụ phấn cho cây.
4. Loài hoa đại diện của Bắc Mỹ
Một số thành phố lớn của Mỹ như California, Los Angeles coi hoa Thiên Điểu là loài hoa đặc trưng cho thành phố của mình. Hơn hết, đại đa số giống hoa Thiên Điểu hiện nay của Mỹ đều tập trung ở khu vực Bắc Mỹ.
Bên cạnh hoa Lay ơn, hoa Thược Dược cũng là loài hoa rất được ưa chuộng để cắm vào mỗi dịp Tết đến. Vậy ý nghĩa cũng như cách chăm sóc loài hoa này ra...
Hoa Thiên Điểu hay còn được biết đến với cái tên Bird of Paradise (chim Thiên Đường), có tên khoa học là Strelitzia reginae. Đây là cây thân thảo sống lâu năm, chúng có nguồn gốc từ các nước trong khu vực phía Nam của Châu Phi và một phần thuộc châu Mỹ. Cây thích hợp sinh trưởng ở vùng nhiệt đới ẩm, ưa ánh nắng, nơi thoáng gió, không sợ lạnh và ẩm ướt. Cây thường ra hoa vào đầu mùa xuân.
Thân cây Thiên Điểu có chiều cao trung bình khoảng 2 mét, cá biệt một số loài có thể cao trên 5 mét. Lá cây có dạng hình trứng hoặc bầu dục, có cuống dài, có chiều dài trung bình khoảng 30-70cm. Là loài cây có rễ chùm, rễ bám sâu dưới đất khiến cây vô cùng vững chắc. Hoa Thiên Điểu có dạng hình trứng thuôn dài, gồm có 3 cánh có màu da cam rực rỡ , 3 cánh còn lại có màu ánh tím. Bề ngoài của hoa trông giống như một chú chim, đó cũng là lý do giải thích cho cái tên “Thiên Điểu”.
- Hoa Thiên Điểu với hình dạng tựa dáng chim Thiên Đường có ý nghĩa tượng trưng cho sự tự do trong tình yêu, tình yêu đó sẽ có một cái kết có hậu và vô cùng mỹ mãn. Do đó rất nhiều người hay chọn loài hoa này trong đám cưới của mình.
- Với cấu tạo những cánh hoa màu da cam ôm lấy những cánh hoa màu tím khiến hoa Thiên Điểu có ý nghĩa tượng trưng cho sự gắn kết, mãi không chia lìa, cặp đôi sẽ có được tình yêu bất diệt, trường tồn với thời gian.
- Hoa Thiên Điểu còn mang ý nghĩa kiên trì, bền bỉ, đôi lứa sẽ luôn được bên nhau miễn sao họ đủ dũng cảm để vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
- Cuối cùng, hoa Thiên Điểu còn đại diện cho sức sống mãnh liệt, tiềm tàng, luôn vươn mình mạnh mẽ để vươn lên đón những tia nắng từ Mặt Trời, mặc cho thời tiết có khắc nghiệt thế nào.
Hoa Thiên Điểu mang nhiều giá trị ý nghĩa
Cách cắm hoa đơn giản với việc tạo dáng cho phù hợp với bình hoa
Một kiểu cắm hoa đơn giản khác với bình hoa dạng góc cạnh
Xưa kia, ở một vương quốc nọ có một nàng công chúa và một chàng hoàng tử yêu mến nhau. Nàng công chúa sở hữu vẻ đẹp thanh tao, quyến rũ cùng với một giọng hát trong veo như tiếng kêu của loài chim Thiên Đường nổi tiếng tại vương quốc đó. Bỗng một ngày, công chúa lâm trọng bệnh rồi qua đời, khiến cho hoàng tử vô cùng đau khổ và buồn bã. Hàng ngày chàng đều ra thăm mộ của nàng công chúa mà tưởng nhớ với thương tiếc cho nàng.
Bỗng nhiên, trên ngôi mộ của nàng công chúa mọc lên một loài hoa kỳ lạ, khi nở ra tạo thành hình dạng giống như mái tóc của nàng công chúa và giống loài chim Thiên Đường nổi tiếng. Hoàng tử vô cùng yêu mến loài hoa đặc biệt đó, hàng ngày đều ra thăm mộ công chúa và chăm sóc cho cây hoa vô cùng cẩn thận.
Bông hoa cảm nhận được sự chăm sóc của hoàng tử, nó bỗng ngộ nhận rằng chàng đã yêu mình và muốn được hóa thân thành nàng công chúa cũ để ở bên chàng hoàng tử mãi mãi. Thượng đế đã giúp bông hoa thực hiện điều ước đó, tuy nhiên chàng hoàng tử không hề yêu hoa và cũng không muốn bông hoa trở thành vật thay thế tình cảm giữa chàng và nàng công chúa đã qua đời. Từ đó bông hoa xin được trở về hình dáng ban đầu và trở thành loài hoa minh chứng cho sự chung thủy và tình yêu son sắt giữa hoàng tử và nàng công chúa. Nó được đặt tên là hoa Thiên Điểu và được mọi người biết đến ngày hôm nay.
Cắm chung hoa Thiên Điểu với một số loại hoa bắt mắt
Một kiểu cắm chung khác mà bạn có thể tham khảo
Mặc dù có hình dáng vô cùng độc đáo và đẹp mắt, thế nhưng ẩn sau vẻ đẹp đó chính là những chất độc có thể gây hại đến tính mạng con người nếu như lỡ ăn phải hoa. Theo đó, chất độc trong hoa Thiên Điểu có khả năng gây hại cho hệ tiêu hóa, khiến bạn bị nhiễm độc, khiến nôn mửa, tiêu chảy không ngừng, chóng mặt, suy giảm nhận thức và thị lực,... Vì vậy khi mua hoa về, tuyệt đối không ngửi hoa quá lâu hoặc ăn phải cánh hoa kẻo bạn sẽ bị trúng độc.