Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023, từ 01/7/2023, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chính thức thực hiện chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%. Tuy nhiên, nhóm mặt hàng nào được giảm thuế và không giảm thuế? Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh căn cứ theo danh mục mặt hàng theo Nghị định 44 để áp dụng chính sách giảm thuế đúng quy định.
Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023, từ 01/7/2023, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chính thức thực hiện chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%. Tuy nhiên, nhóm mặt hàng nào được giảm thuế và không giảm thuế? Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh căn cứ theo danh mục mặt hàng theo Nghị định 44 để áp dụng chính sách giảm thuế đúng quy định.
Cơ sở kinh doanh dựa vào danh mục mã số HS của hàng hóa, dịch vụ khi làm thủ tục nhập khẩu trên tờ khai hải quan để đối chiếu với mã số HS tại cột 10 trên các Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định hàng hóa, dịch vụ có thuộc đối tượng giảm thuế GTGT không. Cơ sở kinh doanh có thể áp dụng tra cứu trên website Tổng cục Hải quan hoặc tra cứu theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC: - Bước 1: Truy cập website Tổng cục Hải quan theo đường link https://www.customs.gov.vn/ để tra cứu Biểu thuế - Mã HS. - Bước 2: Nhập vào chuỗi mã số để tìm kiếm theo mã số HS (phải nhập tối thiểu 4 số), ví dụ: 0101 hoặc Nhập từ khoá để tìm kiếm trong mô tả hàng hoá (Ví dụ: Gia cầm).
Tra cứu mã HS trên website Tổng cục Hải quan.
Cách 2: Cơ sở kinh doanh tra cứu trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC Ví dụ minh họa: Cơ sở kinh doanh muốn nhập khẩu 2 sản phẩm là Bộ phận với mã HS 8 chữ số là 8510.90.00 và Tông đơ có mã HS 8 chữ số là 8510.20.00. >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Dựa vào mã HS của hàng hóa để xác định đối tượng giảm thuế hay không.
Cơ sở kinh doanh đối chiếu với Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp 1: Nếu mặt hàng chi tiết có mã số 8 chữ số 8510.90.00 => Cơ sở kinh doanh đối chiếu với cột số 10, Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, mặt hàng này nằm trong danh mục không được giảm thuế nên vẫn sẽ áp dụng mức thuế suất GTGT cũ là 10%. - Trường hợp 2: Nếu mặt hàng chi tiết có mã số HS 8 chữ số 8510.20.00 => Cơ sở kinh doanh đối chiếu với cột số 10, Phụ lục I, kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, mặt hàng này nằm trong danh mục được giảm thuế nên sẽ áp dụng mức thuế suất GTGT mới là 8%.
Trong khi chờ Tổng cục Thuế có văn bản hướng dẫn chi tiết xử lý các vướng mắc khi áp dụng giảm thuế GTGT thì doanh nghiệp, người dân có thể tham khảo cách xác định các trường hợp được giảm thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT dựa trên các quy định tại Nghị quyết 101/2023/QH15, Nghị quyết 43/2022/QH15, Nghị định 44/2023/NĐ-CP, Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC, Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Công văn 2688/BTC-TCT năm 2022 và các công văn liên quan hướng dẫn xác định các trường hợp được giảm thuế GTGT của năm 2022, qua đó các cá nhân, doanh nghiệp có thể tham khảo các tình huống và hướng dẫn xử lý như phần sau.
Căn cứ theo Điều 1, Nghị định 44/2023/NĐ-CP, quy định giảm thuế GTGT áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế hiện hành là 10%, trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
Quy định giảm thuế GTGT áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Mặt hàng than thuộc phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác than bán ra không được giảm thuế GTGT. >> Tham khảo: Hướng dẫn điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào của năm trước.
Vì việc sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển thường kèm theo việc thay thế phụ tùng, nguyên liệu. Chính vì thế, doanh nghiệp cần xác định rõ các mặt hàng kèm theo có được giảm thuế hay không? Nếu các hàng hóa, linh kiện kèm theo thuộc đối tượng không được giảm thuế GTGT thì phải tách riêng các loại hàng hóa, dịch vụ thành từng dòng riêng trên hóa đơn.
Một vấn đề quan trọng khác mà cơ sở kinh doanh cần lưu ý khi xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế hay không là thời điểm xác định thuế GTGT. Cụ thể, theo Điều 8, Thông tư 219/2013/TT-BTC: “Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT 1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông. 3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền. 4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ. 5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 6. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.” Trên đây là hướng dẫn cách xác định nhóm mặt hàng giảm thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP. Căn cứ theo mã sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, mã số HS, cơ sở kinh doanh có thể xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế GTGT hay không. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Dịch vụ sửa chữa có được giảm thuế GTGT hay không là câu hỏi của rất nhiều bạn đang công tác tại vị trí kế toán. Hôm nay, thông qua bài viết này,
sẽ cùng các bạn phân tích, làm rõ về vấn đề này, các bạn nhé!
Dịch vụ sửa chữa là một hoặc tổ hợp các hoạt động sau: kiểm tra, phục hồi, làm mới, nâng cấp chức năng…. các loại máy móc thiết bị, vật dụng,…Và khi tiến hành sửa chữa, nếu có các bộ phận nào không còn sử dụng được, thì dịch vụ sửa chữa sẽ tiến hành thay thế linh kiện, phụ tùng…
Hiện tại, có rất nhiều loại sửa chữa đang được cung cấp trên thị trường, có thể kể đến một số dịch vụ sửa chữa thường gặp như:
Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vẫn khá lúng túng trong việc xác định hàng hóa, dịch vụ đang kinh doanh thuộc nhóm nào, có được giảm thuế không?
? Mời bạn cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu qua thông tin sau.
Căn cứ điểm a, b, c khoản 1 điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo nghị quyết 101/2023/QH15, có quy định:
“1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.”
Và các phụ lục I, II, III (danh sách các hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế) được ban hành kèm theo Nghị định này, thì hoàn toàn không đề cập đến các dịch vụ sửa chữa.
theo quy định tại Nghị Định 44/2023/NĐ-CP, với thời hạn áp dụng từ 01/07/2023 đến 31/12/2023.